Việt Nam chia tay HLV Troussier: Thất bại cần thiết

Date:

Sau chuỗi 7 thất bại liên tiếp, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) đưa ra quyết định chia tay HLV Philippe Troussier. Một năm qua là khoảng thời gian thất bại nhưng cần thiết.

Lần đầu tiên sau 20 năm đội tuyển Việt Nam mới lại để thua Indonesia trên sân nhà, cũng với tỷ số nặng nề 0-3. Đó là thất bại thứ 3 liên tiếp mà nhà vô địch AFF Cup 2018 thất bại trước Indonesia chỉ trong vòng 2 tháng, điều chưa từng xảy ra trong lịch sử thi đấu quốc tế.

Thất bại đầu tiên trong chuỗi 2 trận thua này khiến Việt Nam sớm phải chia tay Asian Cup. Hai trận sau đẩy “Những chiến binh Sao vàng” vào tình thế khó khăn trong cuộc đua giành vé giai đoạn 3 vòng loại World Cup 2026. Việt Nam hiện xếp thứ 3 bảng F với 3 điểm, kém Indonesia 4 điểm và ít hơn đội đầu bảng Iraq đến 9 điểm.

VFF chấm dứt hợp đồng với HLV Troussier

Những kết quả này buộc VFF phải thông qua quyết định sa thải HLV Philippe Troussier và không phải đền bù hợp đồng, ngoài việc hỗ trợ vài tháng tiền lương. Đây là quyết định được đa số người hâm mộ chờ đợi.

Bản thân Troussier là tec trận đấu đến sử dụng và thay người. Nhà cầm quân người Pháp dường như không còn phù hợp với thực chiến, trong bối cảnh bóng đá không ngừng thay đổi và khoa học công nghệ được áp dụng. Vai trò của ông nên là cố vấn hoặc giám đốc kỹ thuật.

Trong 14 trận đấu mà ông Troussier dẫn dắt, Việt Nam nhận đến 10 thất bại và thủng lưới 25 bàn. Rõ ràng đây là một trong những giai đoạn khó khăn nhất mà đội tuyển trải qua. Mặc dù vậy, thất bại này cũng rất cần thiết để nhìn vào thực trạng chung của nền bóng đá Việt Nam.

Kể từ sau chu kỳ thành công với Park Hang-seo, bóng đá Việt Nam đi xuống rõ rệt. Đây là quy luật chung mà hầu như không ai tránh khỏi. Thái Lan từng có thời gian dài sa sút cho đến khi trội dậy gần đây. Indonesia thua từ giải đấu này sang giải đấu khác, nên chạy theo con đường nhập tịch để thay đổi bộ mặt.

Không chỉ ông Troussier có lỗi, đây là thất bại chung của nền bóng đá Việt Nam

Những gì diễn ra trong giai đoạn Troussier thể hiện hạn chế trong khâu đào tạo trẻ. Việt Nam thiếu tính kế thừa, trong khi việc đào tạo không bài bản và khoa học. Vì thế, khi chuyển từ lối đá rình rập với Park Hang-seo sang việc chủ động cầm bóng, các cầu thủ lúng túng. Kể cả Đỗ Hùng Dũng hay Hoàng Đức đều không hiểu rõ nhiệm vụ của mình, thiếu các đường chuyền có tính đột biến.

Ông Park từng nói người Việt Nam chỉ yêu bóng đá chiến thắng. Chúng ta bị ru ngủ với danh hiệu AFF Cup 2018, các tấm HCV SEA Games, hay kỳ tích mà U23 tạo được ở Thường Châu 2018. Có ai trong thế hệ vàng vào chung kết U23 châu Á 2018 vươn lên được đẳng cấp châu lục? Không một ai. Quang Hải, Công Phượng hay Văn Hậu xuất ngoại chỉ ngồi dự bị, tập với đội trẻ và phục vụ mục đích thương mại.

Phá đi để xây lại. Ông Troussier đã chỉ ra những hạn chế chung và giờ là lúc nền bóng đá Việt Nam chung tay xây dựng lại. Đó là con đường dài của phát triển đào tạo trẻ, bóng đá học đường (đây là chìa khóa thành công của Nhật Bản) và xã hội hóa bóng đá (mô hình nổi bật tại Đức).

Có Thể Bạn Quan Tâm
BÓNG ĐÁ NEWS

Thiago Silva – Huyền thoại trở về quê hương

Thiago Silva, người đội trưởng Chelsea và tuyển Brazil,...

Jose Mourinho được ủng hộ để thay thế Jurgen Klopp

Cựu tiền vệ của Liverpool, Dietmar Hamann tin rằng...

Những nhà cầm quân huyền thoại của Ngoại Hạng Anh

Bên cạnh những ngôi sao sân cỏ rực rỡ,...

Đại Sảnh Danh Vọng Ngoại Hạng Anh, những huyền thoại đầu tiên là ai?

Là nơi hội tụ những ngôi sao sáng nhất...